14 thg 7, 2011

Bí mật CEO

13/1/2010
14h @ Nhà Văn Hóa trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Khách mời:
Bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch HĐQT VnDirect
                  Ông Nguyễn Thành Nam - Tổng Giám đốc tập đoàn FPT
tiếc là anh Nguyễn Mạnh Hùng không tham gia chương trình được.

tuy nhiên đây là một buổi giao lưu giữa những "CEO thực sự" và những "sinh viên thực sự", xoay quanh những câu hỏi rất thú vị đã cho mình hiểu nhiều hơn về 2 vị khách mời này và có những bài học cho riêng mình.
1. Chị Hương: có người dám ra trách nhiệm và có người dám nhận trách nhiệm thì thể nào cũng có cách giải quyết vấn đề. -> điều này có nghĩa là nếu có người dám tin tưởng bạn, dám cho bạn quyền hạn nào đó và tương tự bạn dám nhận trách nhiệm về mình, dám đứng ra làm và đảm bảo thì chắc chắn sẽ tìm được cách để giải quyết vấn để. Vậy câu hỏi đặt ra, nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố đó thì sao?
- trường hợp 1: nếu 1 người không tin tưởng nhưng bạn muốn làm 1 việc gì đó? -> vậy hãy xây dựng lòng tin, lòng tin là bức tường vô cùng vững chắc bởi nó xây dựng bởi kinh nghiệm ( kinh qua và nghiệm lại) không dễ gì mà thay đổi, vì vậy để lấy lòng tin cũng cần 1 chiến lược của sự kiên trì và đảm bảo hiệu quả.
- trường hợp 2: 1 người tin tưởng bạn nhưng bạn không tin tưởng chính mình -> tại thời điểm này thì mình chỉ nghĩ được là nếu không tin vào bản thân thì chả làm nổi điều gì cả.
2. Chị Hương: học ngành gì không quan trọng, bởi quãng thời gian sinh viên là để tích lũy kỹ năng ( tư duy + tìm kiếm thông tin + giải quyết vấn đề) và tạo network (bạn bè + thầy cô) -> điều này có nghĩa là, trong quãng thời gian này, mình nên tập trung vào các kỹ năng mềm ( tư duy, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, thiết lập quan hệ, tìm kiếm thông tin...) thay vì cứ mải mê đập đầu óc suy nghĩ rồi mai này sẽ làm ở đâu, sẽ làm được những gì. Mục tiêu là quan trọng nhưng đừng để mục tiêu mốc rêu. Hơn nữa, cần xem xét lại các mối quan hệ của mình, xem có điều gì chưa ổn. Chưa ổn ở chỗ nào, cần khắc phục ra sao. Không cần số lượng, quan trọng là chất lượng. Mình muốn có những người anh em thực sự, như Hiền Gà chẳng hạn, sau này ra trường rất có thể mình và nó sẽ làm nên chuyện hay ho. .
3. Anh Nam: Đại học là quãng nghỉ trong cuộc đời .
4. Thay đổi hay không thay đổi: Chị Hương nói nếu cảm thấy có điều gì không ổn thì thay đổi ngay, còn anh Nam thì ngược lại, dù không thích vẫn cứ không thay đổi. . Từ điều này mình có thể thấy, trước một vấn đề bất ổn, cần mang tính quyết định nhanh thì cần bình tĩnh và quyết định dứt khoát, khi đã quyết định rồi thì làm hết mình với quyết định và không hối hận. Còn với 1 vấn đề có thời gian để suy nghĩ thì cần tìm nhiều thông tin, suy sét kỹ càng, trước khi quyết định. Nếu đó là tâm huyết, là mục tiêu thì phải làm đến cùng, dù thất bại cũng sẽ học được rất nhiều bài học quý giá; còn nếu đó là một bước đi sai lầm thì cần phải biết điểm dừng và lập tức sửa sai. Nhớ lại mô thức thành công của Adam Khoo.
5. Chị Hương: khi chuyển đổi từ ngành nghề này sang ngành nghề khác: học từ mọi người + lập mục tiêu ngắn hạn để học được nhanh nhất. -> không chỉ cần khi chuyển ngành nhỉ .
6.Bằng cấp quan trọng hay không?: Chị Hương: Bằng cấp là cần nhưng chưa đủ bởi nhẽ ở VN chỉ có Bằng cấp là 1 cơ sở đề các nhà tuyển dụng đánh giá người xin việc, chưa có 1 môi trường thực tế nào ngoài bằng cấp -> 1 môi trường thực tế ư? tại sao không? xem nào, i need a banana idea .
Chị Hương: các nhà tuyển dụng cần ở nhân viên: khả năng học cái mới + thái độ công việc+ teamwork.
7. Chị Hương: @ tuổi học sinh, sinh viên thực sự rất khó xác định được tương lai của mình, bởi họ chưa trải nghiệm trong khi có quá nhiều ước mơ, hoài bão. Cũng có thể là ko có hoài bão ( anh Nam ^^). -> Chính vì thế mà cần sự va đập, trải nghiệm trong quá trình sinh viên. Vứt laptop đi, vứt sách đi, vứt 1 mớ lý thuyết đi, lao vào làm, từ những việc đơn giản nhất, rẻ rúng nhất, cái j cũng đc, thể nào cũng có cái j đó hay ho từ bên trong sẽ bộc lộ ra, hoặc 1 dòng chảy sẽ đổ ra đâu đó và hòa nhập vào đâu đó. Tại sao không nhỉ, mình cần gì chứ, trải nghiệm. Tuổi trẻ là 1 ưu thế, tuổi trẻ được phép phạm sai lầm để đứng dậy ( già rồi mà ngã thì khó đứng lắm - anh Nam). Vì thế mà từ mai, tôi sẽ vứt mình vào DÒNG ĐỜI .
8. Chị Hương: khi chọn ngành nghề muốn giảm sự cạnh tranh hãy nhìn vào tương lai, đừng nhìn vào hiện tại. -> hì, đó, vẫn là khó khăn đi đôi với cơ hội, mình là 1 ví dụ điển hình 
9. Chị Hương: người giỏi thì hẳn phải giàu, nhưng quan trọng là người ta giàu gì thôi. Tùy vào thước đo của mỗi người để có những đánh giá nhất định rằng người đó thành công ntn. Chị chỉ thấy mình thành công vì mình có ước mơ, mục tiêu, mình thực hiện được nó trong khoảng thời gian ngắn nhất.
10. Anh Nam có những mục tiêu xa + hoài bão lớn, còn chị Hương thì tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn và cố gắng đạt được nó 1 cách nhanh nhất. -> 1 bức tranh muốn hoàn thiện phải biết được mình vẽ gì, như vậy cần có 1 mục tiêu xa và hoài bão lớn, nhưng để vẽ được toàn bộ cần vẽ từng chi tiết một nên cần những mục tiêu cụ thể.
11. Brain Storming (tập kích não)
12. Nghĩ như con voi, làm như con kiến: nghĩ lớn nhưng làm từng bước nhỏ một
13. Chị Hương: một người giỏi nhưng ko biết khai thác tiềm năng thì ko làm được j -> 1 viên ngọc nhưng ko đc mài dũa thì giống như một viên đá thường, một viên ngọc nhưng ko được làm đồ trang sức mà lại làm đá mài chân thì hỏng 1 đời ngọc 
14. Anh Nam: Cần phát huy điểm mạnh chứ ko phải chăm chăm cải thiện điểm yếu. Câu chuyện 5 cô lao động Đài Loan. Cạnh tranh bằng sở trường chứ không phải sở đoản
15. Chị Hương: bức tranh 1 người đàn ông dắt chó, con chó dẫn 1 đàn cừu -> CEO là con chó.
16. Anh Nam: giữ người giỏi = trả lương cao hơn người tuyển nhân sự (ví dụ: giám đốc)
17. với xung đột, mâu thuẫn: giải quyết + kiểm soát + duy trì
18. Không ai có thể thành công một mình, mỗi người đều phải có 1 hậu phương vững chắc để thành công, tùy mỗi người sẽ có 1 hậu phương cho mình.
19. Hãy tham lam khi người khác đang sợ hãi, hãy sợ hãi khi người khác tham lam. (Warren Buffett) -> không phải ai cũng dám làm khác đám đông, vì đa số đều sợ thất bại + tư tưởng đám đông luôn đúng. Cơ hội của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào vị thế và khả năng của mỗi người.
20. Những người thành công thường nhìn thấy cơ hội trong khó khăn còn người thất bại thường nhìn thấy khó khăn trong cơ hội -> để thấy cơ hội cần lạc quan, để lạc quan cần kiến thức, để có kiến thức phải học hỏi và trải nghiệm và thất bại.
21. Liều lĩnh thì chết, bản lĩnh thì sống.
22.Tướng giỏi là tướng còn sống.
23.Thuyết phục người khác: học tấm gương Bác Hồ. Thuyết phục người khác làm việc lớn dễ hơn làm việc nhỏ.
24. Thành công có số?: có trời cho cơ hội, còn ta có biết nắm bắt lấy hay không là tùy thuộc vào mình.
25. Anh Nam: muốn nên nghiệp lớn phải năng la cà -> phải năng giao lưu, kết bạn, tạo network.
26. Chị Hương: Tự do tài chính: cảm giác tiền ko phải là mục tiêu nữa. ( đủ tiền , bao giờ + bao nhiêu là đủ? )
- 20-30: tích lũy
- 30-40: đạt tự do tài chính
- 40 trở đi: ko còn lo về vấn đề tài chính
27. BÍ MẬT CEO? KHÔNG CÓ BÍ MẬT GÌ CẢ. .
---
Nói tóm lại CEO là 1 nghề, và bất cứ điều gì có được cũng đều phải đánh đổi, tuy nhiên cuộc sống dùng đơn vị tiền tệ khác chúng ta, có thể là hạnh phúc, sự cô đơn, sức khỏe....
"Tôi có thể thành công?" ...không không, nên hỏi là "Tôi có dám thành công?"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét