3 thg 9, 2011

Bài học định hướng đào tạo kỹ năng...

Con Chuột học được năm kỹ năng cơ bản cho mình là bay, bơi, trèo cây, đào hang, và chạy. Nó hết sức tự hào, và cho rằng chẳng con vật nào có thể đa tài đa nghệ như mình. Chim ưng thì bay rất cao nhưng không biết bơi, đào hang. Hổ thì chạy nhanh nhưng lại không bay được. Chó biển bơi rất giỏi nhưng cũng không biết đào hang… Nói chung không có con vật nào toàn diện được như Chuột.
Chuột đi đâu cũng khoe khoang về sự toàn diện của mình, và cho rằng chỉ mình mới xứng đáng làm thủ lĩnh của muôn loài.
Một hôm, khi chuột đang khoe khoang tài nghệ của mình thì đột nhiên Hổ xuất hiện. Con chuột nhìn thấy Hổ thì hồn bay phách lạc, co cẳng bỏ chạy. Nó chạy được một quãng khá xa, nhưng Hổ chỉ cần lao vài bước là đuổi kịp nó. Chẳng còn cách nào khác, Chuột đành phải trèo lên cây, nhưng gần đó có một con Báo quan sát thấy, liền trèo lên cây tiến gần đến Chuột. Thế là Chuột liền sử dụng kĩ năng bay của mình, lao vào không trung. Nhưng nó cũng chỉ “bay” được một quãng trước khi rơi xuống đất. Đúng lúc đó, Chim Ưng nhìn thấy nhẹ nhàng sà xuống và định quắp lấy chuột.
Không biết chạy đi đâu, Chuột đành lao xuống nước, thì lại bị Rái cá theo sát. Cũng không địch lại được Rái cá, Chuột leo lên bờ và bắt đầu đào hang trốn. Lúc đó Rái cá đã lao đến, và tóm được được con chuột ở chiếc hang đang đào dở.
Rái cá hỏi Chuột một cách châm biếm “Người anh em, tôi muốn anh chỉ dạy xem anh còn chiêu nào nữa không!”.  Chuột vừa thở hổn hển, toàn thân run lập cập, thều thào: “có nhiều tài chẳng đâu vào đâu không bằng chỉ có một tài nghệ nhưng thật giỏi. Có lẽ tôi nên tập trung vào việc đào hang”
Lời bình:
Trong doanh nghiệp, chúng ta rất hay định hướng đào tạo nhân viên để họ thành con chuột như trong câu chuyện này: cố gắng đào tạo nhân viên thành con người toàn diện bằng cách tập trung khắc phục khuyết điểm của họ. Nhiều nhân viên kỹ thuật được cử đi học các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, nhiều nhân viên kinh doanh được học về tư duy sáng tạo…
Với nhu cầu con người cần phải có kỹ năng để làm việc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì đương nhiên ai cũng cần phải có càng nhiều kỹ năng càng tốt nhưng có những kỹ năng không cần thiết phải học cũng đã có do quá trình làm việc và môi trường sống của mỗi người nên nhận diện 8 năng lực tư duy của mình và chỉ nên học những kỹ năng cần thiết bổ xung cho những năng lực tư duy còn yếu để toàn diện hơn nhưng để biết được điều này thì người học phải được tư vấn của các chuyên gia tâm lý và khoa học con người, có thể do nhận thức chưa đúng về việc cần những kỹ năng gì nên rất nhiều người đổ xô đi học kỹ năng cho có kỹ năng gọi là được đào tạo và chính họ cũng không biết rằng mình cần bổ xung những kỹ năng nào. Có cung ắt có cầu chỉ riêng 2009 đến nay đã có hàng 100 Cty gọi là đào tạo kỹ năng ra đời, các Cty ráo riết tuyển học viên cho mình quảng cáo và PR cứ như là không thể có tổ chức thứ 2 nào hơn họ và các giá của các giảng viên gọi là (Chuyên gia, thỉnh giảng...) cứ là chém gió vụt vụt như giá các ca sĩ thời thượng vậy, các Cty đào tạo mở ra thực chất là môi giới đào tạo hay còn gọi là "cò" và vì là kinh doanh đào tạo nên họ thật sự năng động và xông xáo để tuyển học viên dưới mọi hình thức để có khách hàng... và học viên thì không thể biết là học kỹ năng thì lớp học phải bao nhiêu người mới là chuẩn? Giảng viên cơ hữu hay giảng viên thỉnh giảng? Họ đã được đào tạo và huấn luyện như thế nào? thời gian trải nghiệm bao lâu??? Chất lượng các bài giảng và kết quả cuối cùng của học viên có làm được không hay học chỉ để biết như đi học kiến thức??? Việc đi học để vui và để có một cái giấy chứng nhận hay chứng chỉ đã quá xa đối với các nhà tuyển dụng và các DN, Cty ... vì họ cần những người làm được việc với kết quả cao chứ có nhiều bằng cấp cũng chưa phải đã là tối ưu trong công việc.
Việc hoàn thiện các kỹ năng còn thiếu của nhân viên, cá nhân và tổ chức là việc nên làm, nhưng đừng vì thế mà bỏ quên việc đào tạo cho các thế mạnh có sẵn của nhân viên. Doanh nghiệp và cá nhân cần nhận diện và tập trung mài sắc thế mạnh năng lực của bả thân, từng người trong đội ngũ của mình và cũng nên nhận diện các Cty đào tạo hiện nay tìm hiểu các phương pháp đào tạo của họ để khi học rồi cũng không tiếc nuối số tiền mà mình đã bỏ ra.
TB: Hiện nay trên thị trường đào tạo kỹ năng mềm tại Việt Nam (ngoài các tổ chức của nước ngoài vào để kinh doanh tại Việt Nam họ đều có chiến lược đào tạo và huấn luyện cho nhân viên của mình rất chuyên nghiệp như các Cty bảo hiểm quốc tế như Prudential, AAA, Daiichi... theo hệ thống kinh daonh chuyên ngành của họ ) chỉ có 02 Cty chính thống sử dụng giảng viên cơ hữu được đào tạo chuyên nghiệp là Thiện Việt (www.kinathivi.com)và Tâm Việt với phương pháp "Học qua trải nghiệm" của quốc tế đã được áp dụng vào VN gần 10 năm. Các học viên muốn nâng cao kỹ năng cho mình nên tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia để tránh tình trạng đến học kỹ năng cho vui mà quên đi mất học kỹ năng là phải rèn để "làm được" chứ không nên học chỉ để "biết".
Rất mong Việt Nam sớm có thật nhiều các Cty đào tạo và huấn luyện kỹ năng thật sự chuyên nghiệp để đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét