Steve Jobs tuyên bố từ chức khiến cộng đồng mạng dậy sóng (nói theo cách nói của các tờ báo mạng). Dậy sóng bởi người ta quá yêu và khâm phục con người này, một CEO được đánh giá là thiên tài bậc nhất trên thế giới trong thế kỷ này. Steve Jobs đã được nhắc đến quá nhiều trong suốt thập kỷ vừa qua bởi dấu ấn đậm nét mà ông để lại đối với ngành công nghệ và giới kinh doanh toàn cầu. Người ta nhớ đến ông với những sản phẩm công nghệ mang tính tiên phong và khác biệt, những thăng trầm trong cuộc sống, cá tính mạnh mẽ, quyết liệt và tất nhiên những câu nói nổi tiếng, mà một trong số đó đã trở thành slogan của Apple: “Think different” (1997-2002).
Đối với cá nhân tôi, Steve Jobs cũng là một trong những người có ảnh hưởng rất lớn. Tôi rất nhớ và tâm đắc một câu nói của Steve Jobs trong bài phát biểu của ông trước các sinh viên trường đại học Stanford (California, Mỹ) tại buổi lễ tốt nghiệp năm 2005, một bài phát biểu cũng hết sức nổi tiếng (Xem ở đây). Bài phát biểu chỉ đơn giản là 3 câu chuyện của cuộc đời ông mà câu chuyện đầu tiên trong đó là “Kết nối những dấu chấm” (nguyên văn tiếng Anh: “Connecting the dots”) - (xem video bài phát biểu)
Steve Jobs cho rằng “cuộc đời chính là việc chúng ta kết nối các dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn để thấy con đường mình sẽ phải đi”. Tôi hiểu rằng mỗi một dấu chấm chính là một trải nghiệm trong cuộc đời. Steve Jobs nói: “… chúng ta không thể biết những dấu chấm có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào đó, những dấu chấm sẽ nối kết với nhau trong tương lai. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi”.
Steve Jobs bỏ học chỉ vài tháng sau khi ông vào đại học Reed với lý do là ông chẳng yêu thích gì những môn học ở đó cả. Hơn nữa, sau một thời gian ngắn ở đại học ông đã tiêu hết số tiền mà bố mẹ nuôi của ông đã dành dụm cả đời. Và ông quyết định bỏ học để đi theo niềm đam mê khác. Vì không phải học ở trường, ông đã dành thời gian học cách viết chữ nghệ thuật – một việc tưởng chừng vô bổ đối với ông. Và ông đã học một cách xuất sắc. Những mẫu chữ nghệ thuật đó sau này đã được ông đưa vào thế hệ máy Mac đầu tiên, rồi tiếp tục được Windows copy để ngày nay tất cả chúng ta có những bộ font chữ tuyệt đẹp và vô cùng hữu ích.
Cuộc đời ông còn rất nhiều những dấu chấm khác mà ông đã kết nối một cách ngoạn mục để làm nên tên tuổi lừng lẫy của mình. Công ty Next Computer mà ông thành lập sau khi bị sa thải khỏi Apple năm 1985, không được thành công cho lắm về mặt doanh thu nhưng lại tạo ra được các sản phẩm phần mềm làm nền tảng cho hệ điều hành Mac OS và iOS của Apple sau này. Năm 1996, Apple, lúc đó đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, đã mua lại Next Computer, mở đường cho việc Steve Jobs quay trở lại lãnh đạo, để chúng ta có một thập niên tiếp theo chứng kiến sự ra đời của những sản phẩm công nghệ vĩ đại.
Cũng trong thời gian rời xa Apple, Steve Jobs đã mua lại hãng đồ họa Lucasfilm và đổi tên thành hãng Pixar Animation Studios. Hãng phim này đã tạo ra những bộ phim bom tấn “Toys’ story”, “Up”, “Đi tìm Nemo” … . Thành công của hãng phim này đã khiến Disney phải bỏ ra 7,4 tỷ đô la mua lại năm 1996 đem lại cho Steve Jobs một ghế trong Hội đồng quản trị của Disney và ông trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất trong hãng phim nổi tiếng này.
Trong giới hạn bài viết, tôi chỉ muốn nhắc lại một trong những câu nói của Steve Jobs mà tôi thấy tâm đắc nhất. Tôi cũng từng cho rằng mình đã bỏ phí rất nhiều năm để tìm ra một công việc mà mình đam mê. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa của việc “kết nối những dấu chấm”, thay vì ngồi tiếc nuối, tôi cố gắng kết nối tất cả những gì mình có trước đây. Và thật kỳ lạ, những gì tôi đã trải qua, những bài học tôi đã được học, những kỹ năng tôi đã được đào tạo, dù ở một môi trường hoàn toàn khác biệt và chẳng liên quan gì tới môi trường kinh doanh, khi được xâu chuỗi lại, đã trở nên vô cùng hữu ích.
Duy chỉ có một điều rất quan trọng mà tôi thấy Steve Jobs không nhắc tới trong câu chuyện của mình: việc kết nối những dấu chấm sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta không sống hết mình với từng dấu chấm. Steve Jobs chắc chắn sẽ không thể là Steve Jobs ngày nay nếu ông không hết mình với chỉ một việc học viết chữ nghệ thuật. Bởi nếu ông ta đã không hết mình với một dấu chấm nhỏ, ông cũng sẽ không hết mình với các dấu chấm khác của cuộc đời. Khi đó, dù Steve Jobs có kết nối những dấu chấm lại với nhau thì ông ta cũng chỉ có được một đường kẻ thẳng mờ nhạt.
Tôi và bạn cũng vậy.
Nguyễn Tam Khôi (Nguồn)
Đối với cá nhân tôi, Steve Jobs cũng là một trong những người có ảnh hưởng rất lớn. Tôi rất nhớ và tâm đắc một câu nói của Steve Jobs trong bài phát biểu của ông trước các sinh viên trường đại học Stanford (California, Mỹ) tại buổi lễ tốt nghiệp năm 2005, một bài phát biểu cũng hết sức nổi tiếng (Xem ở đây). Bài phát biểu chỉ đơn giản là 3 câu chuyện của cuộc đời ông mà câu chuyện đầu tiên trong đó là “Kết nối những dấu chấm” (nguyên văn tiếng Anh: “Connecting the dots”) - (xem video bài phát biểu)
Steve Jobs cho rằng “cuộc đời chính là việc chúng ta kết nối các dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn để thấy con đường mình sẽ phải đi”. Tôi hiểu rằng mỗi một dấu chấm chính là một trải nghiệm trong cuộc đời. Steve Jobs nói: “… chúng ta không thể biết những dấu chấm có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào đó, những dấu chấm sẽ nối kết với nhau trong tương lai. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi”.
Steve Jobs bỏ học chỉ vài tháng sau khi ông vào đại học Reed với lý do là ông chẳng yêu thích gì những môn học ở đó cả. Hơn nữa, sau một thời gian ngắn ở đại học ông đã tiêu hết số tiền mà bố mẹ nuôi của ông đã dành dụm cả đời. Và ông quyết định bỏ học để đi theo niềm đam mê khác. Vì không phải học ở trường, ông đã dành thời gian học cách viết chữ nghệ thuật – một việc tưởng chừng vô bổ đối với ông. Và ông đã học một cách xuất sắc. Những mẫu chữ nghệ thuật đó sau này đã được ông đưa vào thế hệ máy Mac đầu tiên, rồi tiếp tục được Windows copy để ngày nay tất cả chúng ta có những bộ font chữ tuyệt đẹp và vô cùng hữu ích.
Cuộc đời ông còn rất nhiều những dấu chấm khác mà ông đã kết nối một cách ngoạn mục để làm nên tên tuổi lừng lẫy của mình. Công ty Next Computer mà ông thành lập sau khi bị sa thải khỏi Apple năm 1985, không được thành công cho lắm về mặt doanh thu nhưng lại tạo ra được các sản phẩm phần mềm làm nền tảng cho hệ điều hành Mac OS và iOS của Apple sau này. Năm 1996, Apple, lúc đó đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, đã mua lại Next Computer, mở đường cho việc Steve Jobs quay trở lại lãnh đạo, để chúng ta có một thập niên tiếp theo chứng kiến sự ra đời của những sản phẩm công nghệ vĩ đại.
Cũng trong thời gian rời xa Apple, Steve Jobs đã mua lại hãng đồ họa Lucasfilm và đổi tên thành hãng Pixar Animation Studios. Hãng phim này đã tạo ra những bộ phim bom tấn “Toys’ story”, “Up”, “Đi tìm Nemo” … . Thành công của hãng phim này đã khiến Disney phải bỏ ra 7,4 tỷ đô la mua lại năm 1996 đem lại cho Steve Jobs một ghế trong Hội đồng quản trị của Disney và ông trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất trong hãng phim nổi tiếng này.
Trong giới hạn bài viết, tôi chỉ muốn nhắc lại một trong những câu nói của Steve Jobs mà tôi thấy tâm đắc nhất. Tôi cũng từng cho rằng mình đã bỏ phí rất nhiều năm để tìm ra một công việc mà mình đam mê. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa của việc “kết nối những dấu chấm”, thay vì ngồi tiếc nuối, tôi cố gắng kết nối tất cả những gì mình có trước đây. Và thật kỳ lạ, những gì tôi đã trải qua, những bài học tôi đã được học, những kỹ năng tôi đã được đào tạo, dù ở một môi trường hoàn toàn khác biệt và chẳng liên quan gì tới môi trường kinh doanh, khi được xâu chuỗi lại, đã trở nên vô cùng hữu ích.
Duy chỉ có một điều rất quan trọng mà tôi thấy Steve Jobs không nhắc tới trong câu chuyện của mình: việc kết nối những dấu chấm sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta không sống hết mình với từng dấu chấm. Steve Jobs chắc chắn sẽ không thể là Steve Jobs ngày nay nếu ông không hết mình với chỉ một việc học viết chữ nghệ thuật. Bởi nếu ông ta đã không hết mình với một dấu chấm nhỏ, ông cũng sẽ không hết mình với các dấu chấm khác của cuộc đời. Khi đó, dù Steve Jobs có kết nối những dấu chấm lại với nhau thì ông ta cũng chỉ có được một đường kẻ thẳng mờ nhạt.
Tôi và bạn cũng vậy.
Nguyễn Tam Khôi (Nguồn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét